Nhiều chủ cửa hàng bán xe đạp, xe máy điện ở Bến Tre cho hay: hiện đang cấp tập nhập các loại xe đạp điện, xe máy điện để phục vụ mùa tựu trường. Nhiều doanh nghiệp đã tăng gấp đôi sản lượng sản xuất.
Xe đưới 12,5 triệu đồng/chiếc bán chạy
Khảo sát trên thị trường cho thấy mức giá xe điện phổ biến 7-15 triệu với nhiều chủng loại, mẫu mã và nguồn gốc khác nhau. Trong đó bán nhiều nhất giá 9,5-12,5 triệu đồng/chiếc.
Anh Nguyễn Hiền - chủ cửa hàng xe điện Nguyễn HIền ở khu phố 3, TT Mỏ Cày (Mỏ Cày Nam) - cho biết: từ tháng 7 đến tháng 9 là "thời điểm vàng" bán xe điện các loại, chủ yếu là phụ huynh mua xe cho con trước mùa khai giảng năm học mới. "Nhu cầu mua xe tăng mạnh. Cửa hàng tôi ít nhất mỗi ngày bán cũng được 3-5 chiếc, gấp đôi so với các tháng trước" - anh Hiền nói.
Cũng theo anh Hiền - chủ một doanh nghiệp xe điện của Nhật Việt - cho biết nhu cầu khách hàng mua sắm thời điểm này đông. Doanh số sẽ gia tăng vào giữa tháng 7 đến cuối tháng 8, ước tính doanh nghiệp của chị sẽ nhập hàng về hơn 500 chiếc các loại.
Với dòng xe đạp điện, anh Hiền cho biết năm nay đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng gọn nhẹ, pin sạc 1 lần có thể đi được quãng đường 45km với giá tầm 7-12 triệu đồng/chiếc.
Vẫn ngại hàng nhái
Ông Nguyễn Hiền - kinh doanh hãng xe Bluera - thừa nhận nhu cầu mua xe của khách hàng tăng vọt, doanh nghiệp không kịp nhập hàng . "Hồi tháng 5, chúng tôi nhập khoảng 50 xe/tháng, nhưng đến tháng 6 này chúng tôi phải tăng cường sản lượng với 200 xe" - ông Hiền nói.
Tuy nhiên ông Hiền cho biết, với những đơn vị sản xuất xe, điều đau đầu nhất vẫn là hàng nhái, hàng kém chất lượng đang bán tràn lan. Xe đạp điện nhái, chất lượng thấp chỉ bằng 2/3 so với xe đạp điện chính hãng. Tuy nhiên về VN, xe được bán tương đương với giá xe có thương hiệu hoặc rẻ hơn 1-2 triệu đồng/chiếc, đủ cho khách hàng đắn đo.
Chất lượng xe đạp điện giả rất kém ở 3 bộ phận quan trọng đó là ăcquy (hoặc là pin), động cơ và bộ điều khiển. Hàng rẻ tiền sẽ nhanh bị sụt điện, động cơ hay trục trặc... Theo các chủ doanh nghiệp sản xuất xe, khách hàng nên chọn những đại lý xe có thương hiệu hoặc đến các đại lý ủy quyền để chọn sản phẩm.
Khách hàng lưu ý khi chọn xe rẻ hơn vài triệu đồng/chiếc, song khi xe bị hỏng, việc sửa chữa ở các thương hiệu giả, nhái thường rất khó khăn, chi phí lớn...
Phân biệt xe điện thật - giả thế nào?
Xe đạp điện thật thường dập nổi thương hiệu của nhà sản xuất trên động cơ, ở vòng bi, mayơ (đùm) bánh sau xe. Những xe giả hiện nay phần lớn không có. Xe thật đều có phiếu tiêu chuẩn chất lượng, trên mỗi dòng ghi các thông tin như tên xe, loại xe, thông số kỹ thuật có đóng dấu của nhà sản xuất...
Chất lượng khung xe điện giả kém, các mối hàn thường rất thô, kém thẩm mỹ, chưa kể đến sử dụng bộ khung nguyên liệu tạp chất để giảm giá thành (giá xe giả hoặc nhái thương hiệu rẻ hơn các dòng xe chính hãng 40-60%).
Vui lòng đợi ...